PS: Tìm hiểu về chất liệu độn tự thân nâng mũi

Việc sử dụng chất liệu sụn tự thân để cấy ghép sang các bộ phận khác trên cơ thể đã rất phổ biến trong lĩnh vực phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, đặc biệt là thẩm mỹ nâng mũi. Vậy sụn tự thân là gì, những vùng nào trên cơ thể cho phép lấy sụn tự thân và sử dụng sụn tự thân cấy ghép vào đâu, trong trường hợp nào? Hãy cùng thẩm mỹ viện bác sĩ Hà Thanh đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Sụn tự thân là gì?

Sụn tự thân là cụm từ chỉ chung các loại sụn lấy từ chính cơ thể, được ứng dụng trong lĩnh vực thẩm mỹ nâng mũi.

Vì được lấy từ chính cơ thể của người thực hiện nâng mũi nên sụn tự thân có khả năng tương thích hoàn toàn khi được cấy ghép vào mũi, bảo vệ mũi khỏi các nguy cơ biến chứng do sụn nhân tạo gây ra.

Hiện nay sụn tự thân được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực thẩm mỹ nâng mũi, bao gồm các phương pháp nâng mũi bọc sụn, nâng mũi bằng sụn vách ngăn, nâng mũi bằng sụn tự thân toàn bộ, nâng mũi S line,…

Những loại sụn tự thân được sử dụng trong nâng mũi

Có 3 loại sụn tự thân được ứng dụng nhiều nhất trong thẩm mỹ nâng mũi là sụn vành tai, sụn vách ngăn và sụn sườn.

1. Sụn vành tai

Sụn vành tai mỏng và mềm, thường được sử dụng để bọc ở đầu mũi, vừa tạo độ cong mềm tự nhiên cho đầu mũi, quan trọng hơn là bảo vệ da đầu mũi khỏi nguy cơ bị sụn sinh học bào mòn, từ đó ngăn chặn các nguy cơ biến chứng như căng da, bóng đỏ đầu mũi,…Với ưu điểm nổi bật đó, sụn vành tai được sử dụng rộng rãi cho nhiều phương pháp nâng mũi như: nâng mũi bọc sụn, nâng mũi S line, nâng mũi bằng sụn tự thân toàn bộ.

Vành tai là nơi có rất ít mạch máu và lớp mỡ bảo vệ. Do đó, khi bóc tách lấy sụn vành tai làm chất liệu độn nâng mũi hoàn toàn không ảnh hưởng đến các chức năng của tai và đảm bảo an toàn cho vùng lấy sụn.

Để lấy sụn vành tai, bác sĩ sẽ thực hiện đường phẫu thuật rất nhỏ ở phía sau vành tai, bóc tách 1 mẩu sụn nhỏ bằng hạt bắp, sau đó khéo léo khâu kín đường phẫu thuật, không để lại sẹo mổ khi vết thương lành lặn trở lại.

2. Sụn vách ngăn

Sụn vách ngăn nằm ở vị trí ngăn cách giữa 2 cánh mũi. Sụn vách ngăn tuy không nhiều nhưng vẫn được tận dụng bởi đây là loại sụn tự thân từ chính mũi, nên có khả năng tương thích hoàn hảo nhất, loại bỏ hoàn toàn rủi ro như viêm nhiễm, nhiễm trùng sau nâng mũi.

Nếu như sụn tai mỏng và mềm được dùng để bọc đầu mũi thì sụn vách ngăn lại là loại sụn thẳng và chắc chắn. Trong thẩm mỹ nâng mũi, sụn vách ngăn được sử dụng để dựng chân mũi, giúp kéo dài đầu mũi khắc phục nhược điểm đầu mũi ngắn hếch.

Mặt khác, sử dụng sụn vách ngăn nâng mũi đồng thời còn chỉnh sửa được các nhược điểm lệch vách ngăn mũi, hay lỗ mũi bị lệch.

Đường phẫu thuật lấy sụn vách ngăn có thể thực hiện bên trong lỗ mũi hoặc bên ngoài mũi.

3. Sụn sườn

Trong thẩm mỹ nâng mũi, sụn sườn sử dụng thường được lấy từ xương sườn số 6 hoặc 7 hoặc cả 2. Bác sĩ sẽ phẫu thuật và lấy phần lõi trung tâm của sụn sườn để tránh hiện tượng sụn bị cong, vênh.

So với sụn vành tai và sụn vách ngăn, sụn sườn là loại sụn tự thân thẳng, cứng và có nhiều nhất. Với tính chất đó, sụn sườn thường được sử dụng để dựng trụ mũi, kéo dài đầu mũi trong trường hợp các loại sụn tự thân khác không đủ. Hoặc trong trường hợp mũi không tương thích với bất kỳ chất liệu độn silicone nào, da mũi căng mỏng và dễ dị ứng, sụn sườn sẽ được sử dụng thay thế thanh độn silicone cho phần sống mũi, giúp sống mũi được nâng cao tự nhiên và an toàn, không biến chứng.

Ứng dụng sụn tự thân trong thẩm mỹ nâng mũi được đánh giá là một bước tiến của ngành phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, mỗi loại sụn sẽ phù hợp với những vị trí cấy ghép nhất định. Do đó, khi lựa chọn nâng mũi có sự can thiệp của sụn tự thân, bạn nên cân nhắc và chỉ tin tưởng ở những bác sĩ thẩm mỹ có kiến thức chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Bằng sự am hiểu về các loại sụn tự thân cũng như cấu trúc giải phẫu mũi, bác sĩ sẽ đánh giá chính xác tình trạng mũi của bạn nên sử dụng loại sụn tự thân nào để đạt kết quả thẩm mỹ và sự an toàn tối đa.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *