Cắt cánh mũi là một tiểu phẫu mang đến chuẩn tỉ lệ vàng cho mũi và mặt. Đúng như cái tên, thực hiện cắt cánh mũi buộc lòng phải loại đi một phần da, sụn cánh mũi thừa. Có vết cắt, có sự xâm lấn dao kéo liệu rằng hậu phẫu cắt cánh mũi có để lại sẹo không?
Tình trạng cánh mũi to bè nên cắt
Dễ dàng nhận thấy có rất nhiều bạn mang đặc điểm cánh mũi to bè, chính là chiếc mũi có phần lỗ mũi rộng, hai bên cánh mũi lớn, bè ngàng và độ rộng từ đầu cánh mũi bên trái sang phải có thể vượt ngưỡng cho phép, mỗi khi cười cánh mũi càng nở rộng. Với phần cánh mũi to bè chiếc mũi như mất đi vẻ đẹp thanh thoát tự nhiên, mũi mất cân đối với tổng thể khuôn mặt. Chưa kể, nhiều trường hợp cánh mũi rộng, cười có thể để lộ rõ lỗ mũi và những gì trong lỗ mũi nhìn rất mất duyên.
Bằng cách giải phẫu thẩm mỹ cắt cánh mũi, phương pháp sẽ giúp khắc phục triệt để khuyết điểm này, trả lại sự thon gọn, thanh tú và hài hòa cân đối cho mũi, mũi với khuôn mặt.
Thực hiện cắt thu gọn cánh mũi cánh mũi bè rộng
Cắt cánh mũi là cách thức lấy đi một phần cánh mũi, sau tạo hình lại cấu trúc cánh mũi để nó trở nên thon gọn, hài hòa với tổng thể mũi và mặt. Phần cánh mũi được cắt đi trực tiếp thông qua ca phẫu thuật tạo hình nhỏ, phần cắt đi bao gồm da, mô mềm và lớp sụn cấu trúc nên cánh mũi. Khu vực cánh mũi được cắt đi là phần chân cánh mũi nơi tiếp giáp với má.
Hậu phẫu, cánh mũi được thu gọn, lỗ mũi được tạo hình hạt chanh nhỏ nhắn, quan sát dáng đầu mũi hiện tại hình chữ A thanh thoát. Tổng thể mũi trở nên hài hòa, khuôn đẹp hơn và trên hết không còn tình trạng cánh mũi nở rất to khi cười làm lộ nguyên cả các cấu trúc sâu trong lỗ mũi khá vô duyên trước đó. Chỉ thực hiện một lần và hiệu quả là vĩnh viễn.
Các bước cắt cánh mũi to bè
Cắt cánh mũi tuy là tiểu phẫu nhưng toàn bộ quá trình thao tác thực hiện luôn đảm bảo đúng chuẩn một cuộc giải phẫu y khoa:
- Bước 1: Gặp bác sỹ thăm khám tư vấn
Muốn cắt cánh mũi trước hết cần gặp được bác sỹ thẩm mỹ, được bác sỹ kiểm tra và đưa ra các tư vấn cần thiết. Trong quá trình thăm khám và tư vấn bác sỹ sẽ đề xuất ra các mức cắt cánh mũi khác nhau để khách hàng hình dung được kết quả, chấp nhận cắt cánh mũi ở mức độ nào bác sỹ sẽ đánh dấu lại, phục vụ công việc giải phẫu sau đó chính xác.
- Bước 2: Tiến hành kiểm tra sức khỏe
Trước ca phẫu thuật dù lớn hay nhỏ đều phải kiểm tra sức khỏe. Đối với tiểu phẫu cắt cánh mũi thẩm mỹ chỉ cần huyết áp ổn định, tim mạch bình thường, không mắt bệnh tiểu đường là có thể thực hiện. Riêng với chị em sẽ có thêm điều kiện là không mang bầu, đã cai sữa con và phải kết thúc chu kì kinh nguyệt được 3-4 ngày.
- Bước 3: Thử phản ứng thuốc
Trong các cuộc giải phẫu thẩm mỹ rất nhiều rủi ro đáng tiếc liên quan đến thuốc gây mê, nên để đảm bảo an toàn nhất cho khách hàng, trước đó cần thử phản ứng thuốc với cơ thể. Không xảy ra kích ứng mới có thể sử dụng loại thuốc đó để gây tê, trường hợp gặp kích ứng sẽ kịp thời phát hiện và có phương án B thay thế.
- Bước 4: Gây tê tại chỗ
Cắt cánh mũi bản chất là một tiểu phẫu, vùng tác động nhỏ và thời gian tác động tạo hình ngắn nên không nhất thiết phải gây mê. Chỉ cần gây tê tại chỗ vùng điều trị là có thể thao tác tạo hình được, vừa tiết kiệm, vừa giảm tải lượng thuốc và mức độ tác động của thuốc gây tê đến cơ thể. Gây tê tại chỗ bằng cách ủ thuốc tê trước 15-20 phút sau tiêm thuốc gây tê vào (ủ thuốc tê trước giúp mũi tiêm không bị đau như tiêm thường).
- Bước 5: Phẫu thuật cắt cánh mũi
Xâm lấn tại phần chân cánh mũi, khéo léo bóc tách và cắt đi phần cánh mũi thừa được xác định từ trước. Cắt cánh mũi bao gồm da, mô và sụn cấu trúc nên cánh mũi. Sau tạo hình cấu trúc cánh mũi mới, đồng thời điều chỉnh tạo hình lỗ mũi hạt chanh, đầu mũi dáng chữ A.
- Bước 6: Khâu đóng vết cắt và băng bó
May đóng vết cắt, cố định tạo hình cánh mũi sau ca mổ. May bằng chỉ thẩm mỹ siêu mảnh, may bằng kỹ thuật may thẩm mỹ, đường may nằm ẩn sâu chân cánh mũi tránh để lộ dấu tích thẩm mỹ khi phục hồi. Băng vết thương bằng băng gạc chuyên dụng và chăm sóc phục hồi đúng hướng dẫn từ bác sỹ.
Cắt cánh mũi có để lại sẹo không?
Khẳng định chắc nịch một câu là CÓ, không một vết thương nào không để lại sẹo, vấn đề là có biết cách đóng và chăm sóc vết thương để tối giản vết sẹo hay không. Đối với cắt cánh mũi quá trình này được thực hiện rất tốt.
- Cắt cánh mũi tạo ra vết thương ở góc khuất
Từ quá trình thực hiện có thể nhận thấy, các bác sỹ thẩm mỹ thực hiện cắt cánh mũi với vết cắt nằm ngay góc khuất. Là chân cánh mũi nơi tiếp xúc với má nhưng võng vào trong.
- Đóng vết cắt bằng công nghệ may thẩm mỹ, với chỉ thẩm mỹ ở góc khuất
Đóng vết mổ các bác sỹ sử dụng sợi chỉ thẩm mỹ rất mảnh hạn chế để lại vết chỉ may. Áp dụng kỹ thuật may thẩm mỹ hạn chế tối đa khả năng để lại sẹo xấu về sau. Vết may ở góc khuất nên không dễ bị lộ diện.
- Thường thường trên mặt là cơ địa sẹo lõm nên ít lộ
Nếu để ý các bạn sẽ thấy, các vết thương trên da mặt trường để lại vết sẹo lõm, rất ít khi lồi. Ứng với vết thương cắt cánh mũi, vết sẹo để lại cũng thường lõm, đã vậy còn nằm trong góc khuất nên rất khó để phát hiện ra.
- Chăm sóc phục hồi dễ
So với các vết thương thẩm mỹ khác, cắt cánh mũi rất dễ chăm sóc và có ít thứ cần kiêng khem hơn. Hàng ngày chỉ cần vệ sinh, giữ vệ sinh sạch sẽ cho vết thương, dùng thuốc, kiêng một vài món và tránh va đập vào là ổn.
Vết sẹo sau cắt cánh mũi có nhưng không lồi, không lộ và trên hết không ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm mỹ. Rất nhiều trường hợp cắt cánh mũi xong còn không thể tìm thấy sẹo, một dấu hiệu rất tuyệt, đáng để các bạn cần cắt cánh mũi suy ngẫm bản thân nên thực hiện luôn hay chưa!
Trường hợp đã sẵn sàng làm phẫu thuật cắt cánh mũi thẩm mỹ, nhớ tìm hiểu thật kỹ về địa chỉ thực hiện. Chỉ đến những cơ sở uy tín, tin tưởng những bác sỹ giỏi, kinh nghiệm và nếu được đó là bác sỹ có tiếng trong ngành. Hiệu quả tạo hình sẽ đảm bảo, cắt cánh mũi có để lại sẹo không không còn là nổi lo và chắc chắn bạn đẹp hơn sau tạo hình cắt cánh mũi.