Tuy không có khả năng cất cao và chỉnh sửa dáng sống mũi nhưng cắt cánh mũi giúp thu gọn cánh mũi rộng thô để tổng quan chiếc mũi trở nên thanh tú hơn. Cắt cánh mũi chắc chắn cần dao kéo, liệu rằng nó có gây đau đớn? Câu trả lời là có, không một tổn thương nào không gây ra sự đau đớn, nhưng cơn đau đó thực tế không đáng ngại bởi hoàn toán có thể khắc phục nó bằng các cách mà chúng tôi chia sẻ dưới đây!
Thực hiện cắt cánh mũi
Chắc không cần giới thiệu quá nhiều các bạn đều hiểu cắt cách mũi chính là một hình thức giải pháp giải phẫu thẩm mỹ vùng mũi. Cắt cánh mũi giúp loại bỏ một phần cánh mũi thừa gây ra tình trạng cánh mũi rộng, lỗ mũi to và dáng mũi thô. Thực hiện, đó là công việc của các bác sỹ, khách hàng chỉ cần tìm đến đúng bác sỹ chuyên môn, sau quá trình thăm khám, kiểm tra và tư vấn kỹ lưỡng ca mổ được diễn ra. Tại một phòng phẫu thuật riêng, vô trùng, có đủ trang thiết bị dụng cụ, bác sỹ bắt đầu bằng việc đo vẽ tính toán tỉ lệ cắt đi, thu vào cũng như vị trí vết cắt, định hình dáng cánh mũi với tổng quan chiếc mũi sau tạo hình. Thuốc bôi tê được bôi lên vùng cánh mũi 15-20 phút trước khi tiêm giúp mũi tiêm không gây cảm giác đau, sau lau sạch lượng thuốc còn bám trên về mặt, sát khuẩn và tiêm gây tê tại chỗ.
Dao mổ thực hiện công tác tạo một vết cắt, phần cánh mũi thừa bao gồm cả da, mô mềm và sụn được cắt đi theo đúng tỉ lệ đã tính toán. Cân đối cấu trúc cánh mui cho hợp lý sau khâu đóng vết cắt. Đường khâu được thực hiện với kỹ thuật khâu thẩm mỹ và bằng chất liệu chỉ chuyên dụng siêu nhỏ, đường khâu nằm ẩn khuất bên trong rãnh mũi sau sẽ không bị lộ. Sau 6-7 ngày thực hiện chăm sóc phục hồi sẽ được cắt chỉ, phần cánh mũi đã cắt đi không tái sinh do đó kết quả là vĩnh viễn.
Các vấn đề gặp phải sau cắt cánh mũi
Đó là ca phẫu thuật vậy nên không thể tránh khỏi những vấn đề không mấy dễ chịu sau đó và chúng được xác định bao gồm:
- Đau kèm theo cảm giác tê bì, cương cứng nhẹ và khó làm chủ các cử động cánh mũi
- Sưng vùng cánh mũi và sau tình trạng sưng có thể tác động rộng hơn đến vùng má lân cận, nhân trung
- Ửng đỏ quanh vết cắt
- Ngứa khi vết thương bắt đầu khép miệng lên da non
- Thâm tím quanh vết thương và nhiều khi lan sang các khu vực lân cận
Ngoài ra, nếu không chăm sóc cẩn thận có thể xuất hiện tình trạng viêm, nhiễm trùng vết thương do bẩn vi khuẩn phát triển mạnh. Bị nhiễm trùng không chỉ làm quá trình lành thương lâu hơn, còn tăng sự khó chịu, có dịch mủ rỉ ra và nghiêm trong có thể ảnh hưởng đến kết quả tạo hình cần hết sức chú ý.
Cách giảm đau sau cắt cách múi
Trong số những vấn đề xảy ra sau cắt cánh mũi, đau là tình trạng được hỏi nhiều nhất. Thực tế cảm giác đau này nhẹ nhàng không đáng sợ như những gì mọi người vẫy tưởng. Cảm giác đau đến từ từ khi thuốc gây tê dần tan hết tác dụng, cơn đau nhẹ nhàng và cũng nhanh chóng chấm dứt nhờ các biện pháp giảm đau sau:
- Dùng thuốc: Thuốc là một tổ hợp các loại hoặc một loại chất hóa học dùng để chuẩn đoán, chữa bệnh, điều trị bệnh, phòng ngứa bệnh, giảm các triệu chứng bệnh… Thuốc sử dụng tồn tại dưới rất nhiều hình thái, lỏng, hơi, rắn… và có nhiều cách thức sử dụng khác nhau. Đối với việc giảm đau, thuốc được xem là cách thức nhanh chóng, nhẹ nhàng và hiệu quả nhất. Thuốc giúp ức chế và làm ngắt cơn đau ngay sau vài phút tác động, cách thức sử dụng có thể là bôi, uống, đặt hậu môn… tùy vào mong muốn cũng như chỉ định từ bác sỹ.
- Chườm lạnh: Chuẩn bị viên đá lạnh bọc kín trong túi nilon hoặc trong găng tay cao su y tế, chườm nhẹ nhàng quanh vết thương, chú ý không để ứ đọng nước vào vết thương. Nhiệt độ thấp khiến các dây tần kinh bị tê liệt từ đó làm mất cảm giác đau tạm thời. Bên cạnh việc giảm đau, chườm lạnh có khả năng hạn chế đến 70% tình trạng sưng nếu được thực hiện liên tục trong hai ngày đầu sau cắt cánh mũi.
- Chườm ấm: Lấy một chiếc khăn khô sạch đem ngâm vào nước ấm rồi vắt kiệt nước hoặc khăn khô đem hơ/ sấy ấm lên để chườm vào vùng mũi đang có cảm giác đau. Chườm ấm được thực hiện sau khi quá trình chườm lạnh kết thúc. Ngoài khả năng giảm đau, thực hiện chườm ấm còn giúp giảm sưng, làm tan máu bầm để nhanh hết thâm tím và có một lợi ích rất hay nữa là ngắt quãng cảm giác ngứa ngáy khi lên da non
- Tránh va đập: Những cái va đập đối với da thịt lành lặn còn có cảm giác đau, với vết thương hở cảm giác này sẽ tăng gấp bội, chính vì thế cần tránh những va đập có thể tác động vào vết thương. Những thói quen nhỏ như dụi mũi, sờ nắt, vuốt mũi cũng nên tạm dừng ở giai đoạn này.
Cách hạn chế những vấn đề gây khó chịu khác sau cắt cánh mũi
Ngoài bị đau, cắt cánh mũi xong còn xuất hiện các biểu hiện gây khó chịu khác như là sưng nề, thâm tím, ngứa ngáy và không cẩn thận có thể viêm nhiễm vết thương. Hạn chế những vấn đề trên, sưng, thâm tím, ngứa ngáy đã có hướng giải quyết khi những tác động giảm đau trên đồng thời có khả năng tác động đến chúng. Bên cạnh đó, cần sử dụng thuốc long huyết để hạn chế sưng thâm ngay từ đầu.
Riêng tình trạng viêm nhiễm, nếu gặp phải nguyên nhân không đâu khác ngoài việc vệ sinh chưa được đảm bảo. Để không gặp phải viêm nhiễm cần vệ sinh và giữ vệ sinh thật tốt. Theo đó, hàng ngày cần lau rửa làm sạch vết thương với nước muối y tế sau giữ khô thoáng và sạch sẽ cho vết thương. Bên cạnh đó, cần sử dụng thuốc kháng sinh theo đơn bác sỹ đa kê cho, kháng sinh không chỉ kháng viêm nhiễm cực kì tốt còn giúp vết thương khô và lành nhanh.
Thực tế đã chứng minh cắt cánh mũi không đau là một câu trả lời mang tính chất che đậy, dối lừa khi nói về loại hình dịch vụ làm đẹp mũi này. Cắt cánh mũi có đau, nhưng cảm giác đau không gay gắt, khó chịu như nhiều người vẫn thường mường tượng ra. Đó chỉ là cơn đau nhẹ nhàng kèm theo cảm giác tê bì, cương cứng và khó làm chủ các chuyển động cánh mũi tạm thời. Mọi thứ gây ra sự khó chịu, nhưng nó dễ đàng bị đánh bật bởi những cách thức chúng tôi đã mang đến. Thực sự có nhu cầu về dịch vụ hãy lưu lại các thông tin để vận dụng khi cần.