Cách chăm sóc và điều trị sẹo lõm thủy đậu cho trẻ nhỏ

90% trường hợp trẻ nhỏ dưới mười tuổi bị mắc bệnh thủy đậu. Khi trẻ bị thủy đậu, cha mẹ nên chăm sóc như thế nào để không lại sẹo lõm là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh. Sau đây, Thẩm mỹ viện bác sĩ Hà Thanh xin chia sẻ với các bậc cha mẹ cách chăm sóc trẻ em khi bị thủy đậu nhanh hồi phục và cách trị sẹo lõm thủy đậu cho trẻ đúng phương pháp.

1. Cần giữ vệ sinh cho trẻ sạch sẽ

Việc chăm sóc và giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ tưởng chừng là việc làm đơn giản nhưng có không ít bà mẹ đã mắc sai lầm trong vấn đề này. Theo Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Thị Thu Hà – trưởng phòng khám thẩm mỹ viện bác sĩ Hà Thanh: “Một trong những biểu hiện của bệnh thủy đậu là sự xuất hiện của những nốt mụn nước đỏ. Sau 1 – 3 ngày mụn nước sẽ chuyển thành mụn mủ gây. Nếu các mẹ không chú ý và vệ sinh sạch sẽ cho con, trẻ sẽ cảm thấy ngứa và gãi làm cho nốt thủy đậu vỡ, trầy xước từ đó nguy cơ da bị nhiễm trùng là rất cao. Hậu quả nhẹ nhất khi da bị nhiễm trùng là việc hình để lại sẹo lõm, nặng hơn là vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não có thể khiến trẻ bị tử vong”.

Vậy vệ sinh cho trẻ như nào mới được gọi là đúng cách? Nhiều người cho rằng khi bị thủy đậu cần phải kiêng nước, gió. Đó là một quan niệm hết sức sai lầm. Để vệ sinh sạch sẽ cho con, các mẹ nên lấy lá ổi, lá đắng rửa sạch, đun sôi để hơi ấm rồi tắm cho con. Khi tắm, các mẹ nên dùng khăn xô mỏng mềm để nhúng nước tắm cho trẻ. Khi tắm chỉ được lau nhẹ nhàng, không để các nốt bị trợt, chảy nước vì nước thủy đậu chảy đến đâu là mụn thủy đậu sẽ mọc ở đó. Sau khi tắm các mẹ lại dùng khăn mềm lau khô người và mặc cho trẻ những bộ quần áo mềm mại, rộng rãi.

2. Cho trẻ ăn đầy đủ dưỡng chất

Ngoài một số loại thực phẩm có khả năng tạo sẹo như trứng, cá, hải sản, rau muống…các mẹ không nên cho con ăn. Còn lại cần cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Một số loại thực phẩm có khả năng tăng sức đề kháng, chống viêm, ngăn ngừa và trị sẹo lõm hiệu quả các mẹ nên cho con ăn gồm: cháo đậu đỏ, cháo đậu xanh, các loại canh bí đao hầm, canh mướp đắng, khoai tây, bắp cải, các loại quả nhiều vitamin C như chanh, cam, kiwi, cà chua…

Nên cho trẻ uống nhiều nước để bù lượng nước khi mụn vỡ.

3. Bôi Xanh methylen vừa đủ và đúng cách

Khi trẻ bị thủy đậu, nhiều bậc phụ huynh ngay lập tức đi mua Xanh methylen về bôi cho trẻ. Theo các bác sĩ Da liễu, việc bội trẻ ngay khi những nốt mụn thủy đậu xuất hiện là không cần thiết. Việc bôi thuốc Xanh methylen vào nốt vỡ sẽ làm liền da nhanh chóng và ngừa bội nhiễm vi khuẩn, sát trùng khô nhanh. Lưu ý, việc bôi thuốc chỉ nên thực hiện khi các nốt phỏng này bị vỡ.

4. Xử trí khi trẻ bị sẹo lõm thủy đậu

Trong một số trường hợp, trẻ không may bị sẹo lõm thủy đậu thì các mẹ cũng đừng nên lo lắng quá. Các mẹ cần bình tĩnh để xử lý sẹo lõm thủy đậu cho trẻ một cách sáng suốt.

– Vì trẻ còn nhỏ tuổi, rất có thể qua giai đoạn dậy thì những vết sẹo lõm đó sẽ tự lành.

– Trẻ dưới 10 tuổi làn da vẫn còn rất nhạy cảm, hơn nữa ở độ tuổi này trẻ chưa nhận thức được những tác hại của sẹo lõm đến vấn đề thẩm mỹ nên các mẹ chớ vội vàng dùng các loại thuốc hoặc mỹ phẩm để trị sẹo cho các bé. Một số loại mỹ phẩm chứa hóa chất độc hại có thể khiến trẻ bị dị ứng.

– Ngày nay với sự phát triển vượt trội của ngành phẫu thuật thẩm mỹ, việc điều trị sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo rỗ đã trở nên cực kỳ đơn giản. Đợi trẻ lớn thêm một chút xíu, các mẹ có thể đưa bé đến một cơ sở thẩm mỹ viện uy tín nào đó để điều trị sẹo lõm bằng công nghệ Laser.

Hi vọng, sau khi đọc xong bài viết này, các bậc cha mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức về việc chăm sóc trẻ khi bị thủy đậu. Mọi thắc mắc xin vui lòng gọi điện đến số 0986 222 811 – 0986 222 911 hoặc đến trực tiếp Thẩm mỹ bác sĩ Hà Thanh để được bác sĩ tư vấn cụ thể hơn.

 

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *