Cách chăm sóc sau phẫu thuật độn bắp chân

Các bạn đang có dự định làm phẫu thuật độn bắp chân nên biết về cách chăm sóc sau khi thực hiện xong ca giải phẫu tạo hình này. Vấn đề không chỉ cần thiết mà nó là điều quyết định đến yếu tố thành quả bạn sẽ nhận được sau cùng khi sử dụng dịch vụ. Dr Hà Thanh, bác sỹ giải phẫu độn bắp chân số 1 Việt Nam đã từng chia sẻ rất chi tiết về vấn đề này, xin tóm gọn lại gửi đến các bạn như sau:

Dùng thuốc

Các bạn biết đấy, không có cuộc giải phẫu nào có thể thành công trọn vẹn nếu thiếu đi thuốc. Thuốc sử dụng ở đây không phải thuốc phòng hay chữa bệnh mà đó là thuốc có tác dụng tác động giải quyết đi những vấn đề sau ca mổ sẽ gặp phải và ngăn chặn những rủi ro xấu hơn có thể xảy đến. Bác sỹ xác định, hậu phẫu thuật, đặc biệt là những ca mổ lớn, tác động chuyên sâu như độn bắp chân vấn đề cần giải quyết ngay trước mắt mà thuốc có tác dụng tốt nhất chính là:

  • Tiêu sưng
  • Giảm đau
  • Cẩm máu
  • Tan máu bầm
  • Giảm thiểu tỉ lệ nhiễm khuẩn
  • Nhanh liền vết thương

Chính vì lẽ đó, trong quá trình chăm sóc phục hồi hậu phẫu không bao giờ thiếu sự góp mặt của thuốc. Thuốc luôn được bác sỹ hoặc điều dưỡng viên nhắc nhở bạn sử dụng đúng theo lịch trình để có được kết quả tốt nhất và cũng đảm bảo an toàn nhất.

Tư thế nằm và vận động

Độn bắp chân là ca giải phẫu có tác động đến cấu trúc bắp chân dưới, vì đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, vận động của toàn cơ thể. Chưa kể, việc đặt thêm chất liệu để giúp bắp chân to hơn còn phải giữ ổn định trạng thái để chất liệu ổn định vị trí.

Bác sỹ chia sẻ, hậu phẫu độn bắp chân 5 ngày đầu nên hạn chế tối đa việc đi lại, vận/ cử động bằng chân để các bó cơ không bị co bóp quá nhiều ảnh hưởng đến cấu trúc chất liệu độn được đặt liền kề đó. Trường hợp bạn nằm trên giường bệnh cần kê cao chân, không đè hai chân lên nhau. Muốn đi vệ sinh hoặc đổi tư thế cho thoải mái hãy sử dụng nạng, xe lăn và nên có một người hỗ trợ nâng đỡ bên cạnh (người thân, điều dưỡng viên…)

Vệ sinh vết thương

Vệ sinh đảm bảo sạch sẽ, chống nhiễm khuẩn vết thương, khi ở viện điều dưỡng viên sẽ giúp bạn hoàn toàn. Còn khi về nhà, bác sỹ sẽ hướng dẫn bạn, trước hết chuẩn bị tăm bông hoặc gạc sạch, sau thấm nước muối sinh lý vào rồi đem lau rửa vết thương nhẹ nhàng. Vì vết thương ở mặt sau đầu gối nên việc tự mình thực hiện có vẻ hơi khó nên háy nhờ người thân giúp đỡ. Với trường hợp không nhờ được ai thì hãy ngồi dậy, co chân lên, đặt một chiếc gương nhỏ bên dưới mặt sau đầu gối chân, quan sát và tự mình vệ sinh lấy.

Vệ sinh xong hãy để vết thương được khô thoáng và không cần băng ép lại như ở viện nữa, tạo điều kiện thoáng khí, lành thương nhanh nhất có thể. Và công việc này cần được lặp đi lặp lại ngày ít nhất 2 lần (sáng/ tối).

Ăn uống

Ăn uống có những thứ cần tránh và nên sử dụng được bác sỹ chia sẻ tường tận như sau:

Cần tránh Nên bổ sung
Các chất kích thích (Bia, rượi, cà phê, thuốc lá, ma túy…) Những ngày đầu ăn đồ mềm, dễ tiêu (cháo, súp, bột ngũ cốc…)
Nước ngọt có gas, chứa chất gây nghiện Rau xanh
Rau muống Hoa quả tươi
Hải sản Nước ép hoa quả
Đồ nếp Sữa chua dạng ăn/ uống
Da gà Sữa dinh dưỡng
Đồ chiên dầu mỡ
Đồ cay nóng

Biện pháp giảm đau sưng bầm tím

Mặc dù thuốc dùng đã có những tác dụng giảm đau, sưng và bầm tím rồi nhưng không thể giảm thiểu triệt để nên bác sỹ thường khuyến cáo khách hàng nên sử dụng thêm một vài biện pháp bổ sung để loại bỏ cảm giác khó chịu tốt hơn. Đó là:

  • Chườm lạnh liên tục 24-48 giờ đầu, tác dụng giúp ức chế chơn đau, giảm đến 80% sưng. Thực hiện, sử dụng túi gel chườm lạnh, túi đá chườm lạnh hoặc dùng khăn lạnh, đá lạnh bọc kín chườm với thao tác nhẹ nhàng là được. Chú ý, lúc chườm thấy lạnh quá thì bỏ ra cho đỡ lạnh rồi lại tiếp tục.
  • Chườm ấm sau 2-3 ngày, tác dụng giảm sưng, làm tan máu bầm. Thực hiện, chiếc khăn sạch đem hơ ấm hoặc nhúng vào nước ấm rồi vắt kiệt nước chườm nhẹ tay. Chú ý khi chườm, không được chườm với nhiệt độ quá cao sẽ gây bỏng, cũng không nên chườm khi khăn quá nguội sẽ giảm tác dụng.
  • Dùng mật gấu, tác dụng làm tan máu bầm cực tốt. Thực hiện, bôi một ít mật gấy lên vùng da đang có máu tụ gây bầm tím hoặc pha loãng mật gấu với nước ấm uống. Chú ý, không thoa mật gấu lên vết thương hở, pha mật gấy loãng không sẽ rất đắng, uống bị sợ, bị sốc.

Cách xử lý khi vết thương gặp vấn đề

Trong quá trình phục hồi, nếu như chăm sóc không được tốt hoặc lỡ gặp phải một sự cố bất ngờ nào đó sẽ có một vài vấn đề xảy ra. Khi gặp phải, hãy sử lý các tình huống như sau:

  • Trường hợp vết thương có một lớp mủ trắng bám ngoài, đau, chảy dịch và lâu liền miệng: Điều này chứng tỏ công tác vệ sinh, giữ vệ sinh chưa được tốt và vết thương đang có biểu hiện của viêm nhiễm. Xử lý, các tốt nhất là nên tìm đến cơ sở đã độn bắp chân để bác sỹ có biện pháp xử lý phù hợp, an toàn nhất cho vấn đề, giảm thiểu tối đa rủi ro.
  • Trường hợp chỉ khâu bị bung tuột ra: Nguyên nhân thường do va chạm một lực mạnh bất ngờ vào vết thương hoặc ngứa gãi quá mạnh tay. Xử lý tốt nhất các bạn không được đụng vào, càng không được lô kéo chỉ, cắt bỏ phàn chỉ thò ra. Hãy quay trở lại cơ sở y tế để bác sỹ thăm khám và có cách may đóng vết thương bị tuột chỉ tốt nhất.
  • Trường hợp sưng mãi không hết: Một phần có thể do cơ địa của bạn và một phần là co chân đã cử động khá nhiều kiến cấu trúc chất liệu độn vào chưa được ổn định. Cách xử lý, 1 bạn có thể đi gặp bác sỹ để được thăm khám và có cách giải quyết, 2 là hạn chế việc vận động chân.
  • Trường hợp có cảm giác ngứa: Đây là dấu hiệu cho thấy vết thương đang liền miệng (nói theo cách khác là đang lên da non). Xử lý, tốt nhất không nên tác động vào, các bạn cứ để vậy.

Thời gian cắt chỉ

  • Thường sau 7 ngày sẽ được cắt chỉ

Thời gian tái khám

  • Bác sỹ thương thái khám lần đầu ngay khi vừa cắt chỉ xong
  • Xong, các bạn nên quay lại tái khám vào 1 tháng sau đó nữa

Thời gian có thể bắt đầu vận động trở lại

  • Sau 5 ngày có thể vận động nhẹ nhàng trở lại
  • Sau 1 tháng có thể đi lại bình thường, đi giày cao gót
  • Trong khoảng thời gian 1-2 tháng có thể kết hợp một vào bài tập vận động thể thao nhẹ như đi bộ
  • Sau 3 tháng có thể chơi thể thao

Dùng kem trị sẹo

  • Sau khi cắt chỉ hãy thoa kem trị sẹo lên vết mổ để có được giá trị thẩm mỹ tốt nhất nhé!

Hậu phẫu công tác chăm sóc là một khâu cực kì quan trọng, quyết định sự thành hay bại của kết quả mong muốn sau cùng. Chính vì thế, ngoài việc tìm hiểu về kết quả, cách thức thực hiện, tính an toàn, chi phí thì chăm sóc sau giải phẫu độn bắp chân vấn đề luôn được quan tâm. Đã đồng hành cùng không ít khách hàng trước, trong và sau khi phẫu thuật độn bắp chân, Dr Hà Thanh đã có không ít kinh nghiệm và rất cởi mở chia sẻ chi tiết đến các bạn. Nhớ đọc kỹ và lưu lại để vận dụng khi cần nhé!

Trường hợp muốn được tư vấn thêm về dịch vụ hoặc muốn có một cuộc hẹn với bác sỹ vui lòng gọi: 0986.222.811 – 0986.222.911 hoặc đến trực tiếp địa chỉ TMV Dr Hà Thanh số 75 Vũ Ngọc Phan – Đống Đa – Hà Nội.

Rất hận hạnh được chia sẻ!

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *