Bác sỹ thực hiện độn bắp chân như thế nào?

Bác sỹ thực hiện độn bắp chân như thế nào? Tin chắc rất nhiều bạn hiện đang tò mò về vấn đề này. Mang đến quá trình độn bắp chân chi tiết, đồng thời chia sẻ cả những ưu điểm, rủi ro có thể gặp, nên lựa chọn thực hiện cách thức này cho trường hợp nào… hãy đọc nội dung chia sẻ của chúng tôi.

Quá trình độn bắp chân bác sỹ thực hiện

  1. Thăm khám lâm sàng và chia sẻ về ca phẫu thuật

Trước hết bạn cần gặp trực tiếp bác sỹ chuyên phẫu thuật độn/ tạo hình bắp chân tại phòng khám. Bạn cần để lộ cấu trúc bắp chân và phần đùi để bác sỹ có thể thăm khám lâm sàng tình trạng thực tế. Bạn nên chia sẻ về tình trạng bắp chân hiện tại nhỏ bẩm sinh hay vì một vấn đề nào khác với bác sỹ. Nắm bắt sơ bộ tình hình bác sỹ chia sẻ về ca phẫu thuật sắp tới.

  1. Tư vấn lựa chọn chất liệu, phương pháp thực hiện

Phẫu thuật độn bắp chân có 2 cách thức là độn chất liệu nhân tạo và dùng mỡ tự thân để đội. Tùy vào tình trạng thực tế và mong muốn của bạn, bác sỹ sẽ tư vấn nên lựa chọn cách thức nào và với chất liệu gì. Cụ thể hơn:

  • Nếu bắp chân chỉ bị nhỏ với tỉ lệ chênh lệch không quá lớn hoặc nhỏ vì lý do lão hóa, da nhăn nheo gây mất thẩm mỹ. Cấy mỡ làm đầy đặn bắp chân là một chọn lựa không tồi, vì vừa có được tạo hình tự nhiên, vừa có thể loại bỏ mở thừa ở một vị trí cho mỡ nào đó trên cơ thể và giá cả lại thấp hơn so với cách còn lại.
  • Nếu bắp chân bị nhỏ quá, tỉ lệ chệnh lệch khá lớn với tổng thể thì cần làm phẫu thuật độn bắp chân bằng chất liệu nhân tạo. Chất liệu dùng ở đây là loại túi độn sillicone như túi nâng ngực/mông, túi mềm mại, đàn hồi tốt, thân thiện và trên hết không bị biến dạng, bục/rách trong quá trình dùng. Phương pháp có 2 cách đặt chất liệu, một là đặt dưới da phù hợp với đa phần nam giới muốn làm to bắp chân và tạo cơ bắp chân dưới cuộn lên và hai là đặt dưới cơ phù hợp với nữ giới khi cần làm to và tạo hình bắp chân thon thả tự nhiên, không để lộ sự gồ ghề cơ bắp.
  1. Kiểm tra sức khỏe

Để chắc chắn bạn đủ khỏe mạnh và sự minh mẫn có thể thực hiện ca phẫu thuật, một cuộc kiểm tra sức khỏe được diễn ra. Bạn được kiểm tra về tâm lý, được kiểm tra về tình trạng sức khỏe bệnh lý. Trường hợp mắc các bệnh như tâm thần, tim mạch, huyết áp, tiểu đường… sẽ không thể làm phẫu thuật vì lý do an toàn.

  1. Đo vẽ

Bác sỹ cần đo kích thước bắp chân, xác định khuôn dáng hiện tại của bắp chân. Dựng hình ảnh 3 chiều về tình hình hiện tại, xác định được chính xác khiếm khuyết, tính toàn chính xác những vị trí cần độn thêm và độn với thể tích bao nhiêu… Dựng hình ảnh kết quả sau khi thực hiện sẽ đạt được để khách hàng tham khảo và dưa ra ý kiến cá nhân và cùng thống nhất quan điểm trước khi chính thức đặt dao mổ.

  1. Thử phản ứng thuốc

Khách hàng được thử phản ứng thuốc gây mê với cơ thể, xét nghiệm mang tính chất đảm bảo an toàn cao nhất khi sử dụng thuốc gây mê vào cơ thể, tránh có những phản ứng bất lợi xảy ra, loại trừ rủi ro xấu.

  1. Sát khuẩn rồi gây mê

Bạn được nằm sấp trên bàn mổ, bác sỹ sát khuẩn sạch sẽ vùng điều trị, sau bạn có thể chuyển sang nằm nghiêng về một bên để lộ phần lưng, bác sỹ sẽ bôi thuốc tê lên 1 vị trí nhất định, chờ 15 phút rồi tiến hành gây mê (bôi tê để khi tiêm không đau).

  1. Xâm lấn

Vết mổ được thực hiện ở vị trí vết lằn mặt sau đầu gối. Vị trí vừa dễ dàng đưa chất liệu vào độn vừa khéo léo không để lại dấu vết thẩm mỹ trên bắp chân và vừa có thể dấu sẹo một cách tài tình nhất. Vết mổ áp dụng cho cách thức độn bằng chất liệu túi sillicone nhân tạo. Đối với cách độn bắp chân bằng mỡ tự thân, vết xâm lấn được tạo ra ở vị trí cho mỡ, vết xâm lấn rất nhỏ, vừa đủ để đưa thiết bị hút mỡ vào rút mỡ ra sau khi mỡ đã được đánh tan.

  1. Tạo khoang chứa chất liệu độn

Một khoảng trống cần được tạo ra bằng việc đưa các thiết bị nội soi vào khu vực bắp chân thông qua vết mổ ở mặt sau đầu gối, sau khéo léo bóc tách các mô mỡ, bó cơ, các dây thần kinh để có được một vị trí đặt chất liệu độn. Với cách độn bắp chân bằng mỡ tự thân không cần đến bước tạo khoang chứa chất liệu.

  1. Đặt chất liệu độn bắp chân

Chất liệu độn được đưa vào khoang chứa thông qua vết mổ ở mặt sau đầu đối, cân chỉnh đặt chất liệu đúng vị trí đối với cách sử dụng túi sillicone. Trường hợp, độn bắp chân bằng mỡ tự thân đặt chất liệu là quá trình bác sỹ tiêm dẫn mỡ tự thân vào các khu vực cần làm căng đầy lên. Chú ý, múi tiêm đưa mỡ vào làm đầy bắp chân không phải kim nhỏ như bình thường mà là một loại đầu kim chuyên dụng.

  1. May đóng vết mổ

Vết mổ được may đóng lại khéo léo bằng chỉ thẩm mỹ, đối với trường hợp độn bằng túi độn sillicon, trường hợp độn bằng mỡ tự thân do không có vết mổ dài nên không cần may đóng vết mổ.

  1. Phục hồi

Bạn được đưa về phòng hồi sức và bắt đầu quá trình phục hồi với sự chăm sóc nhiệt tình, chu đáo của đội ngỹ nhân viên y tế bệnh viện.

Ưu/ nhược điểm

  • Độn bắp chân bằng mỡ tự thân

Ưu điểm: Không tạo ra vết mổ dài phải khâu vá, bắp chân to lên chân thật

Nhược điểm: Thực tế phương pháp chỉ có thể giúp cải thiện đi tình trạng bắp chân dưới nhỏ mất cân đối không đáng kể hoặc làm căng đầy bắp chân bị chùng nhão, nhăn nheo vì lõa hóa. Mỡ tự thân cấy vào không phải lúc nào cũng sống được với tỉ lệ 100%. Chưa kể, cần phải tiến hành phẫu thuật hút mỡ ở khu vực khác trên cơ thể tạo thêm đau đớn, tổn thương.

  • Độn bắp chân bằng túi sillicone

Ưu điểm: Có thể làm to và tạo dáng bắp chân tùy ý thích (với nữ giới có sẽ tạo hình thon thả, tròn đều cho bắp chân đẹp tự nhiên, với nam giới có thể làm to tạo sự gồ ghề như các cơ đang cuộn lên). Khắc phục triệt để tình trạng bắp chân dưới nhỏ, hai bắp chân không đều nhau… Hiệu quả là vĩnh viễn.

Nhược điểm: Cần tiến hành một ca phẫu thuật không phải đơn giản, sẽ bị đau, bắp chân sưng và có thể bầm tím. Cần phải tránh các hoạt động thể chất mạnh liên quan đến đôi chân một thời gian.

Nên chọn cách thức độn bắp chân này cho trường hợp nào

Trường hợp 1: Nếu chỉ có nhu cầu làm cho bắp chân căng đầy, tròn trịa, khắc phục sự nhăn nheo, xuống cấp của bắp chân thì cấy mỡ tự thân là một chọn lựa rất tuyệt.

Trường hợp 2: Nếu muốn làm to, cân đối bắp chân, tạo sự thon thả, đẹp mềm mại tự nhiên cho đôi chân thì phẫu thuật độn túi sillicone với cách đặt dưới cơ là cách tốt nhất.

Trường hợp 3: Nếu muốn có bắp chân to, nhìn khỏe khoắn, năng động lại có thêm cơ bắp nổi lên cuồn cuộn thì độn bắp chân bằng túi độn sillicone và cách đặt dưới da là lựa chọn phù hợp nhất.

Chi phí tương ứng

  • 50-70 triệu/ ca độn bắp chân bằng mỡ tự thân
  • ~3500 USD/ độn 1 bắp chân
  • ~5000 USD/ độn 2 bắp chân

Bác sỹ thực hiện độn bắp chân như thế nào? Chi tiết từng bước/ từng thao tác đã được chia sẻ rất mạch lạc, rõ ràng. Có nhu cầu tìm hiểu thêm một vấn đề nào khác hoặc muốn đặt lịch thăm khám, tư vấn với một bác sỹ độn bắp chân hàng đầu hãy liên hệ: 0986.222.811 – 0986.222.911. Sự hỗ trợ của chúng tôi là miễn phí!

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *