Các loại chất liệu nâng mũi nên dùng

Bạn đang muốn nâng mũi nhưng vẫn đang phân vân chưa biết nên sử dụng loại chất liệu nào! Nên chọn filler, sụn tự thân hay sụn nhân tạo đây? Câu trả lời thực tế đến từ nhu cầu thực tế của từng người và để giúp các bạn dễ dàng hình dung về các loại chất liệu nâng mũi, từ đó hiểu rõ mình cần gì để đưa ra quyết định chúng tôi có mang đến nguồn thông tin về các chất liệu nâng mũi nên sử dụng hiện nay như sau:

Filler

Filler thực tế là tên gọi chung cho tất cả các chất làm đầy, hoạt chất được cấu tạo chủ yếu từ axit hyaluroic (giống như một chất tự nhiên tồn tại trong cơ thể người). Filler được sử dụng trong lĩnh vực thẩm mỹ bằng hỉnh thức tiêm đưa chất làm đầy vào bên dưới lớp da. Ngay lập tức chất làm đầy sẽ tạo thành một khối mô dày nằm dưới da giúp xóa bỏ các nếp nhăn, vết chân chim, vùng hóp lõm và làm căng bóng da mặt. Ngoài ra, filler còn được sử dụng để độn như là độn cằm, độn thái dương, nâng mũi, làm đầy má hóp…

Làm thẩm mỹ với chất làm đầy filler siêu nhanh, không để lại dấu tích thẩm mỹ, hiệu quả thấy được ngay và ít phù nề đau đớn. Để tiêm filler, các bác sỹ chỉ cần gây tê cục bộ khu vực cần tác động sau tiêm trực tiếp filler vào, có nhiều loại filler đã có sẵn chất gây tê thì khi sử dụng không cần gây tê cục bộ. Tiện lợi, thấy rõ hiệu quả, không xâm lấn và an toàn nên việc sử dụng filler làm đẹp là một đều đáng cân nhắc. Chú ý nhỏ, hiệu quả khi làm đẹp bằng filler không kéo dài vĩnh viễn, thường chỉ được 6 tháng đến 3 năm.

Sụn tự thân

Sụn tự thân cũng là cụm từ chỉ chung tất cả các loại sụn được lất từ chính cơ thể, được ứng dụng trong lĩnh vực tạo hình thẩm mỹ trên cơ thể người. Các vị trí hay được lấy sụn bao gồm: sụn vành tai, sụn vách ngăn, sụn sườn. Lấy sụn tự thân, sử dụng chủ yếu trong dịch vụ nâng và tạo hình dáng mũi. Sụn vành tai thường dùng bọc đầu mũi, sụn sườn thường kết hợp với sụn vách ngăn nâng cao, tạo hình dáng mũi, kéo dài dáng mũi.

Chất liệu sụn của chính cơ thể nên khả năng tương thích cao, an toàn và bảo vệ được mũi trước các nguy cơ biến chứng có nguyên nhân từ sụn nhân tạo gây ra. Tuy vậy, việc sử dụng sụn tự thân vẫn có một hạn chế là cần làm phẫu thuật lấy sụn ở chính cơ thể và việc dùng sụn nâng mũi, sụn tự thân thường tăng sinh và làm lộ cấu trúc sụn độn thêm, không được đánh giá cao hẳn về mặt thẩm mỹ.

Sụn nhân tạo

Sụn nhân tạo là cụm từ gọi chung cho tất cả các loại chất liệu được con người tạo ra sử dụng trong nâng mũi thẩm mỹ. Sử dụng sụn nhân tạo nâng mũi hiện có nhiều loại khác nhau chúng bao gồm:

  • Sụn sillicon

Silicon là một hợp chất cao phần từ, có thành phần chủ yếu là silicon kết hợp chung với oxygen, carbon và các gốc hữu cơ như ethyl, methyl, phenyl. Bằng cách biến đổi các kiểu liên kết cấu trúc phân tử các nhà khoa học đã tạo ra được nhiều dạng silicon khác nhau từ lỏng, gel, dẻo đến rắn. Silicon được sử dụng cho phẫu thuật nâng và tạo hình mũi thẩm mỹ là silicon dạng dẻo. Silicon dạng dẻo mang các đặc tính như mềm mại, dai, chắc, dễ thao tác phẫu thuật, dễ đẽo gọt tạo hình, an toàn với cơ thể.

  • Sụn e-gotex

E-gotex là chất liệu được sử dụng rất nhiều trong ngành thẩm mỹ hiện nay. E-gotex có kết cấu đơn giản hơn so với so với silicon, bề mặt chất liệu có những điểm nhỏ li ti cho phép mạch máu có thể đi qua, tạo môi người sụn nhân tạo thân thiện y như sụn thật. E-gotex khá mềm, dễ tạo hình, sử dụng nâng mũi có độ báo cao, ít gặp kích ứng với cơ thể. Tuy nhiên, so với silicon, e-gotex có giá thành còn cao.

  • Sụn mega-derm

Mega-derm là chất liệu nhân tạo được chiết xuất từ tế bào biểu bì của người, xét về khả năng tương thích loại chất liệu này đạt tỉ lệ gần như tuyệt đối. Mega-derm sử dụng trong phẫu thuật nâng mũi thường áp dụng cho các trường hợp bị thiếu sụn tự thân, mũi từng có các dấu hiệu biến chứng hoặc muốn phòng ngừa các hiện tượng bóng đỏ, lộ sóng mũi sau nâng mũi. Mega-derm đảm nhiệm nhiệm vụ là một tấm đệm nằm giữa sụn nhân tạo và da mũi, có có tác dụng bao bọc, bảo vệ và không cho mũi gặp các biến chứng và mang lại dáng mũi đẹp mềm mại tự nhiên hơn.

Sụn tự thân có thể kếp hợp chung với sụn nhân tạo để nâng mũi

Ngoài việc sử dụng độc lập các chất liệu sụn nâng mũi trên, còn có thể kết hợp chúng để nâng mũi. Công thức kết hợp thường là sụn nhân tạo + sụn tự thân, thường chất liệu sụn nhân tạo dùng để tạo độ cao và dáng sống mũi, đầu mũi được bọc bằng sụn vành tai hoặc tấm mega-derm, cũng có những trường hợp sử dụng dụn vách ngăn để kéo dài đầu mũi… Tùy vào mỗi trường hợp bác sỹ sẽ đưa ra những tư vấn phù hợp, an toàn nhất với mỗi bạn.

Về mặt kết quả tạo hình và hiệu quả thẩm mỹ đối với việc sử dụng độc lập từng chất liệu hoặc kết hợp giữa các loại chất liệu với nhau đẹp, an toàn và duy trì vĩnh viễn. Tất cả chỉ cần thao tác thực hiện đúng một lần, chi phí cụ thể tùy theo mỗi ca các bác sỹ sẽ thông báo chi tiết hơn.

Trên đây là thông tin về tất cả các loại chất liệu nâng mũi nên dùng hiện nay. Tùy vào nhu cầu và điều kiện thực tế của mỗi người hãy tham khảo và chọn ra chọn mình loại chất liệu phù hợp nhất. Thực hiện, nhớ phải tìm đến những bác sỹ, thẩm mỹ viện uy tín, chất lượng để có được kết quả đẹp và an toàn nhất.

Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *