Có thể rất nhiều mẹ đã gặp phải tình trạng bé (con) bị sưng mí mắt dưới mà không hiểu tại sao con bị sưng. Có khi mí mắt dưới của bé chỉ sưng lên chút xíu khoảng 1 ngày rồi hết, có khi mí mắt dưới sưng cả mấy hôm, trường hợp tệ hơn thì mí mắt sưng to lâu ngày, bé kêu đau và hay lấy tay dụi mắt. Vậy, bé bị sưng mí mắt dưới là vì sao? Có ảnh hưởng xấu gì không? Phải làm sao để khắc phục sưng mí mắt cho bé an toàn và hiệu quả nhất? Câu trả lời nằm ở nội dung bài viết dưới đây.
Bé bị sưng mí mắt dưới biểu hiện cụ thể như thế nào?
Bé bị sưng mí mắt dưới, để ý sẽ thấy phần mí mắt dưới bị phồng lên so với mí mắt bình thường. Mí mắt có thể bị phồng lên toàn bộ hoặc phồng lên ở 1 điểm nào đó, mí mắt căng phồng quan sát màu sắc lớp da mí mắt vẫn bình thường hoặc là kèm theo một vài biểu hiện khác như: Mí mắt sưng và ửng đỏ, mí mắt sưng và có cồi nhân mụn trắng nổi lên, mí mắt sưng và bị bầm tím, có rỉ mắt, chảy nước mắt…
Bên cạnh việc để ý vấn đề màu sắc và ngoại cảnh, khi bé bị sưng mí mắt còn có các biểu hiện hành động khác nữa: Bé kêu đau cùng mí mắt, bé bị ngứa và liên tục dùng tay gãi vùng mí mắt, bé quan sát mọi vật không được tinh anh…
Vì sao bé bị sưng mí mắt dưới?
Nguyên nhân làm bé bị sưng mí mắt dưới có không ít, các nguyên nhân cần chú ý đến như sau:
1/ Do bị muỗi đốt và khóc: Không chỉ với trẻ nhỏ mà cả người lớn khi bị muỗi đốt hay là khóc đều có chung biểu hiện là bị sưng mắt. Nhưng với trẻ nhỏ sẽ có chút đặc biệt hơn, bởi ở thời điểm này da bé rất non nớt, nhạy cảm nên khi bị muỗi đốt hoặc khóc nhiều vùng mắt sẽ bị sưng lớn hơn bình thường. Nốt muỗi đốt bị sưng có thể to như hạt đậu đen, thậm chí bằng hạt ngô, màu hơi ngả sang màu đỏ hồng và gây cảm giác ngứa ngáy vùng mắt, làm híp mắt bé cả ngày hoặc kéo dài đến tận hôm sau. Khóc, khiến cho cả vùng mắt bị sưng húp lên, chứ không riêng gì phần mí mắt dưới.
2/ Do vị va đập vào vùng mí mắt dưới: Bé bị sưng mí mắt cũng có thể do bị va đập chấn thương đến vùng mí mắt dưới. Chấn thương làm sưng mí mắt dưới thường khiến mí mắt bị sưng mọng lên toàn bộ, kèm theo đó là tình trạng bầm tím, cảm giác đau vùng mí mắt.
3/ Do mọc mụn, lẹo, chắp…: Khi mí mắt dưới bị mọc mụn, lẹo, chắp sẽ có biểu hiện sưng phồng mí mắt dưới, điểm nào sưng phồng chồi hẳn lên đó chính là điểm đã mọc mụn, chắp hoặc lẹo. Kèm theo tình trạng này là cảm giác ngứa ngứa, có đau một chút, cộm ở mắt, có rỉ mắt và đôi khi còn bị chảy nước mắt, cầu mắt nổi tia máu.
4/ Do bị đau mắt: Khi bé bị đau mắt, cầu mắt thường chuyển sang ửng đỏ, có nhiều rỉ mắt, chảy nước mắt thường xuyên, đau nhức nhẹ đôi khi kèm theo cả cảm giác ngứa ngáy và không thể thiếu biểu hiện bị sưng mí mắt. Đau mắt không chỉ làm bé bị sưng mí mắt dưới mà nó khiến các mô mềm quanh mắt cũng sưng lên, tùy vào mức độ của bệnh lý là có thể sưng mọng nhiều hoặc ít khác nhau.
5/ Do vị viêm bờ mi: Sưng mí mắt ở bé cũng có thể là do bé đã bị viêm bờ mi mí dưới. Viêm sẽ làm mí mắt dưới sưng lên, chuyển sang màu ửng đỏ, có cảm giác ngứa ngáy, có rỉ mắt, nhiều khi chảy cả nước mắt và có thể có cảm giác đau nhẹ nhẹ.
6/ Do bị tắc tuyến lệ: Tắc tuyến lệ đây là tình trạng rất nhiều bé gặp phải. Khi bị tắc tuyến lệ, bé khóc không có nước mắt dàn dụa ra như bình thường, khi không khóc nước mắt bị chảy ra một cách không kiểm soát được làm mắt bé ướt át như vừa khóc. Đặc biệt mỗi sáng ngủ dậy thường có khá nhiều rỉ vàng dính quanh mắt và mí mắt dưới sưng lên.
7/ Nhiễm trùng: Là khi mắt bé bị các loại vi khuẩn, vi rút có hại xâm nhập vào gây viêm nhiễm. Viêm có thể là viêm kết mạc, đau mắt đỏ làm mí mắt bé không chỉ sưng lên rất nghiêm trọng, nhiều ngày không ngớt mà còn làm mắt bị đỏ, chảy nhiều nước mắt, mắt có dịch màu hơi vàng hoặc trắng, có cảm giác ngứa ngáy đau rát vùng mắt vô cùng. Nhiều trường hợp mới bắt đầu chỉ bị một bên mắt sau lây lan sang mắt còn lại.
8/ Viêm mô tế bào: Là khi các mô tế bào quanh ổ mắt, hốc mắt vị viêm nhiễm sẽ gây sưng mí mắt. Tùy vào mức độ viêm mô tế bào mà ngoài bị sưng mí mắt, còn có thể kèm theo các triệu chứng phức tạp khác như: Mờ mắt, đau mắt, đỏ mắt, đau đầu…
9/ Dị ứng: Đây là 1 trong các vấn đề rất phổ biến gây sưng mí mắt dưới cho bé. Mắt bé rất nhạy cảm, khi phải tiếp xúc với một điều kiện không lý tưởng nào đó rất dễ gây dị ứng rồi làm mí mắt bé bị sưng phồng lên. Sưng mí mắt do dị ứng thường kèm theo biểu hiện ngứa ngáy, mí mắt ửng đỏ và đôi khi có thể có cảm giác đau rát một chút.
Bé bị sưng mí mắt dưới có ảnh hưởng gì xấu không?
Với trường hợp bé bị sưng mí mắt dưới bởi muỗi đốt hay là khóc sẽ không gây ảnh hưởng xấu. Mí mắt chỉ bị sưng phồng vài ba tiếng hoặc 1 ngày rồi tự động biến mất, trả lại trạng thái bình thường cho mí mắt. Nhưng, mí mắt bị sưng bởi các nguyên nhân còn lại sẽ ẩn chứa không ít ảnh hưởng xấu, các ảnh hưởng xấu thường gặp:
- Mí mắt sưng vì va đập chấn thương, ngoài biểu hiện sưng nề, bầm tím bên ngoài, rất có thể các cấu trúc bên trong mắt cũng sẽ có ảnh hưởng nhưng chưa biểu thị rõ nét ngay. Thường, sau chấn thương một thời gian mới lộ rõ, ảnh hưởng xấu đó thường là các vấn đề tác động đến thị lực đôi mắt.
- Mí mắt bị sưng vì mắc phải các bệnh lý về mắt (viêm mô tế bào, nhiễm trùng, tắc tuyến lệ, viêm bờ mi, đau mắt…) hay là dị ứng những trường hợp này không chỉ để lại những ảnh hưởng xấu như: Sưng nề lâu ngày, đau nhức, chảy nước mắt, có rỉ mắt, choáng váng… rất khó chịu. Và một khi là bệnh lý thì ngoài có những ảnh hưởng xấu trước mắt chắc chắn sẽ có những tác động không tốt đến sức khỏe, cấu tạo đôi mắt. Ví dụ như: Khi bị viêm mô tế bào lâu ngày mà không có hướng điều trị đúng đắn rất dễ biến chứng thành áp xe; Hay bị đau mắt đỏ nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến mù lòa…
Cách khắc phục sưng mí mắt dưới cho bé
Khi bé bị sưng mí mắt dưới, khắc phục tình trạng này có kết quả tốt nhất, cũng như an toàn nhất cần phải căn cứ vào nguyên nhân làm mí mắt bị sưng:
Trường hợp mí mắt sưng là do bé khóc hay bị muỗi đốt hoặc va chạm nhẹ thì để vùng sưng tự thuyên giảm một cách tự nhiên cũng được. Nếu sốt ruột hãy lộc một trái trứng rồi chườm qua vùng mí mắt sưng sẽ giảm sưng giúp bé nhanh hơn.
Trường hợp mí mắt sưng kèm theo các biểu hiện được cho là đã mắc bệnh lý về mắt, để khắc phục an toàn nhất, hiệu quả nhất cần đưa bé đến gặp ngay các bác sỹ chuyên khoa. Tại đây, bé sẽ được các bác sỹ thăm khám, xác định rõ nguyên nhân từ đó có hướng khắc phục, chữa trị tốt nhất, kịp thời nhất và an toàn nhất.
Chú ý: Với các bệnh lý về mắt, tuyệt đối không tự ý chữa trị tại nhà, sẽ rất nguy hiểm và còn có thể để lại vô số tác hại ảnh hưởng đến con trẻ. Chữa trị cho trẻ, nhất thiết phải làm theo những phác đồ chỉ dẫn của bác sỹ, tránh tự ý làm sai rất dễ để lại hậu họa nghiêm trọng.
“Bé bị sưng mí mắt dưới” với những thông tin đã được chia sẻ ở bài viết trên đây, hi vọng các mẹ đã nắm bắt rõ và biết được cách điều hướng, chữa trị tốt nhất cho con. Trong quá trình vận dụng chữa, khắc phục tình trạng mí mắt dưới bị sưng cho bé đừng quên chia sẻ lại kết quả, kinh nghiệm để mọi người cùng tham khảo nhé! Hãy là những bà mẹ thật thông minh để giúp con yêu luôn khỏe mạnh!