“Chào bác sĩ! Mũi của tôi tuy khá dài và thon nhưng sống mũi lại thấp, da đầu mũi mỏng nên tôi muốn chỉnh sửa để dáng mũi đẹp, hài hòa hơn. Tôi băn khoăn không biết có nên nâng mũi bọc sụn không, có phù hợp với tình trạng mũi của tôi không và hiệu quả được bao lâu? Mong bác sĩ tư vấn, tôi xin cảm ơn!”
(Tuyết Trâm, Hà Nội)
Trả lời:
Thân chào Tuyết Trâm! Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng chuyên mục tư vấn của thẩm mỹ viện bác sĩ Hà Thanh.
Để biết tình trạng mũi của mình có nên nâng mũi bọc sụn hay không, trước hết Tuyết Trâm hãy cùng thẩm mỹ viện bác sĩ Hà Thanh tìm hiểu rõ hơn về phương pháp thẩm mỹ này nhé!
Nâng mũi bọc sụn là gì, thực hiện như thế nào?
Nâng mũi bọc sụn là phương pháp thẩm mỹ tạo hình nâng mũi với sự kết hợp của sụn sinh học nâng sóng mũi và sụn tự thân bọc bảo vệ đầu mũi, tạo dáng mũi cao thanh thoát và hài hòa tự nhiên với khuôn mặt.
Nâng mũi bọc sụn được thực hiện như thế nào?
Để sửa mũi bằng phương pháp nâng mũi bọc sụn, bác sĩ sẽ sử dụng sụn sinh học và sụn tự thân lấy từ cơ thể của người sử dụng dịch vụ (thường là sụn vành tai). Cụ thể, bác sĩ thăm khám tình trạng mũi, đo vẽ và thiết kế dáng mũi mới, từ đó lựa chọn size chất liệu phù hợp.
Sau đó bác sĩ sẽ thực hiện đường phẫu thuật nhỏ ở phía sau vành tai, bóc tách 1 mẩu sụn nhỏ khoảng bằng hạt bắp. Sau khi bóc tách phía trong khoang mũi, tạo khoang chứa chất liệu độn, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng đưa sụn sinh học vào độn cao sống mũi, sụn vành tai bọc ở vị trí đầu sụn nhân tạo, dưới da đầu mũi. Cuối cùng, bác sĩ điều chỉnh chất liệu độn vào vị trí ổn định, tạo dáng mũi cân đối, tự nhiên rồi khâu kín đường phẫu thuật bằng chỉ thẩm mỹ chuyên dụng.
Phương pháp nâng mũi bọc sụn được nhiều người yêu thích hiện nay bởi đảm bảo toàn diện cả hiệu quả thẩm mỹ và tính an toàn. Sụn sinh học là loại sụn mềm dẻo, thành phần thân thiện với cơ thể và hạn chế tối đa nguy cơ bị đào thải ra ngoài, tạo hình sống mũi cao thanh thoát và có độ võng tự nhiên. Sụn vành tai là sụn tự thân, có hình dáng cong mềm, khi bọc ở đầu mũi sẽ giúp đầu mũi cong mềm mại tự nhiên, không còn tròn thô như ban đầu. Đặc biệt, sụn vành tai tương thích hoàn toàn với cơ thể, sẽ ngăn chặn các biến chứng không mong muốn như: căng da, bóng đỏ đầu mũi, thủng da đầu mũi, lộ sóng mũi,…
Đối tượng nào nên nâng mũi bọc sụn?
Nâng mũi bọc sụn phù hợp với dáng mũi đã khá thon gọn nhưng sóng mũi thấp, đầu mũi tròn thô, kém thanh thoát
Da mũi và da đầu mũi căng mỏng, dễ bị dị ứng
Mũi bị biến chứng do nâng mũi hỏng, với các biểu hiện như: mũi vẹo, lệch, sóng mũi quá thấp hoặc quá cao, đầu mũi bóng đỏ, căng da hoặc thủng da đầu mũi,…
Có nên nâng mũi bọc sụn không?
Như vậy, từ những phân tích trên có thể thấy rằng: “có nên nâng mũi bọc sụn không?” tùy thuộc vào tình trạng mũi cụ thể của khách hàng.
Với đặc điểm dáng mũi khá thon gọn nhưng sống mũi thấp, da đầu mũi căng mỏng của Tuyết Trâm, bác sĩ khuyên bạn nên nâng mũi bọc sụn. Đây cũng là giải pháp thẩm mỹ tối ưu nhất cho trường hợp của bạn.
Khi nâng mũi bọc sụn, sụn sinh học sẽ nâng sống mũi của bạn cao thanh thoát hơn, sụn vành tai bọc ở đầu mũi như 1 lớp đệm vừa độn cao đầu mũi, vừa ngăn chặn sụn sinh học đâm ra ngoài, từ đó bảo vệ đầu mũi khỏi nguy cơ biến chứng, không bị căng da, bóng đỏ sau thẩm mỹ. Không chỉ vậy, sụn vành tai có đặc tính co rút nhẹ sẽ giúp đầu mũi của bạn thon gọn hơn ban đầu, dáng mũi cũng nhờ đó mà thon gọn, thanh thoát.
Nâng mũi bọc sụn tại thẩm mỹ viện bác sĩ Hà Thanh, bạn sẽ được sử dụng chất liệu sụn sinh học Hàn Quốc an toàn nhất, thân thiện với cơ thể. Vì vậy, hiệu quả nâng mũi bọc sụn giữ được lâu dài, có thể ổn định vĩnh viễn nếu cơ địa của bạn tốt và chế độ chăm sóc hậu phẫu cẩn thận.
Với băn khoăn có nên nâng mũi bọc sụn không? Trường hợp của Tuyết Trâm hoàn toàn phù hợp với phương pháp thẩm mỹ tạo hình mũi này. Bạn nên đến trực tiếp cơ sở của thẩm mỹ viện bác sĩ Hà Thanh để các bác sĩ thăm khám trực tiếp và tư vấn cụ thể hơn phương pháp nâng mũi bọc sụn.
Chúc bạn sớm sở hữu mũi đẹp như ý!