Mụn cám li ti dày đặc trên da mặt tuy không nguy hại đến sức khỏe nhưng làm cho làn da trở nên sần sùi, kém sức sống và khiến bạn khó chịu, mất tự tin. Vậy mụn cám là gì? Nguyên nhân gây mụn cám do đâu? Hãy cùng tìm hiểu cặn kẽ để có giải pháp ngăn ngừa và điều trị loại mụn này hiệu quả nhất nhé!
Mụn cám là gì?
Mụn cám là những nốt mụn nhỏ, mọc thành vùng ở lỗ chân lông. Đây là một loại mụn phổ biến trên da mặt, thường xuất hiện ở vùng chữ T: trán, hai bên cánh mũi, cằm.
Cơ chế gây mụn cám là tình trạng tắc nghẽn tuyến bã nhờn qua lỗ chân lông trên bề mặt da, từ đó các vi khuẩn có cơ hội phát triển, dẫn đến viêm nhiễm tuyến bã nang lông và gây ra mụn cám.
Nguyên nhân gây mụn cám
Bản chất của mụn cám là một dạng tổn thương da do viêm nhiễm tuyến bã nang lông. Và có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, bao gồm nguyên nhân bên trong và những tác động bên ngoài.
1. Nguyên nhân gây mụn cám do sự thay đổi hormon
Nguyên nhân gây mụn cám do thay đổi hormon thường gặp ở giai đoạn tuổi dậy thì.
Ở lứa tuổi dậy thì, các tuyến hormon sinh dục phát triển và hoạt động mạnh mẽ hơn bình thường, là nguyên nhân kích thích tăng tiết tuyến bã nhờn trên bề mặt da và làm tắc nghẽn tuyến bã nang lông.
Nội tiết tố Adrogen nhiều hơn bình thường cũng là nguyên nhân bên trong gây mụn cám.
2. Vi khuẩn gây mụn cám
Vi khuẩn Propionibacterium acnes tạo ra các axit béo tự do và gây viêm nang lông tuyến bã nhờn, là một trong những tác nhân quan trọng gây mụn cám trên da.
3. Căng thẳng, lo âu, mất ngủ thường xuyên
Stress, lo âu kéo dài và thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc sẽ gây tăng tiết các hormon nội tiết, kích thích cơ thể tăng tiết tuyến bã nhờn làm bít tắc và viêm nhiễm lỗ chân lông – vốn là nguyên nhân trực tiếp của mụn cám.
Ngoài ra, bạn có biết, buổi tối là thời gian để làn da của chúng ta được nghỉ ngơi, thư giãn và tái tạo. Nhưng nếu bạn thức khuya hay mất ngủ, đòi hỏi da vẫn phải tiếp tục làm việc, hoạt động bài tiết bã nhờn trên da vẫn diễn ra mạnh mẽ, vô hình trung trở thành điều kiện và môi trường thuận lợi cho mụn cám hình thành, phát triển.
4. Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh là nguyên nhân gây mụn cám
Những thực phẩm cay, nóng hay chứa ga, cồn, chất kích thích như: đồ chiên rán, tiêu, ớt, rượu, bia, nước giải khát có ga, cà phê,…nếu được nạp vào cơ thể thường xuyên sẽ khiến gan không chuyển hóa và đào thải kịp các chất độc trong cơ thể, buộc phải đào thải qua da bằng việc tăng tiết tuyến bã mồ hôi, dẫn đến tắc nghẽn tuyến bã nhờn qua lỗ chân lông, gây mụn cám trên bề mặt da.
Uống không đủ nước cũng là nguyên nhân gây mụn cám. Bởi lẽ, khi không cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, quá trình phản ứng sinh hóa trong cơ thể sẽ chậm lại, nhiệt lượng cơ thể tăng cao, kích thích tăng tiết bã nhờn ở nang lông, tạo điều kiện cho mụn cám hình thành và phát triển mạnh mẽ.
5. Nguyên nhân gây mụn cám do mỹ phẩm
Một số loại mỹ phẩm gây tắc lỗ nang lông, mặt khác còn chứa các chất gây mụn, chẳng hạn như: chất Isopropyl Myristate có trong nhiều loại mỹ phẩm có thể bít lỗ chân lông và gây kích ứng da, hay dầu khoáng tạo một lớp màng trên da, làm đọng các tế bào da chết và vi khuẩn, là nguyên nhân hình thành mụn cám, mụn trắng trên da,…
6. Do tẩy trang không sạch
Sau 1 ngày làm việc bên ngoài, da mặt của bạn bám đầy bụi bẩn, vi khuẩn, thêm vào đó, các cặn mỹ phẩm trang điểm tích tụ trên da. Nếu làn da không được làm sạch và tẩy trang kỹ, các chất bẩn đó sẽ tích tụ dần trên da, gây bít tắc lỗ chân lông, bã nhờn không thoát được qua bề mặt da, gây nên tình trạng mụn cám, thậm chí là mụn đầu đen, mụn trứng cá,…
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng chứng minh rằng yếu tố di truyền chiếm 50% các trường hợp bị mụn cám.
Ngăn ngừa và điều trị mụn cám hiệu quả bằng cách nào?
- Ngăn ngừa mụn cám
Để tránh mụn cám “ghé thăm” da mặt của mình, bạn cần tránh những thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học – vốn được xem là tác nhân quan trọng gây mụn cám. Cụ thể:
Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ
Không thức quá khuya, nên đi ngủ trước 23h để da mặt có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và tái tạo tế bào mới.
Ăn uống điều độ, ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước, hạn chế các đồ chiên xào, đồ ăn nhanh, đồ cay nóng, rượu, bia, cà phê,…
Rửa mặt sạch sẽ 2 lần/ngày với các loại sửa rửa mặt trung tính, tẩy trang kỹ sau trang điểm, tẩy tế bào chết đều đặn 1 tuần/lần giúp lỗ chân lông thông thoáng.
Bảo vệ da mặt cẩn thận khi đi ngoài trời, bằng khẩu trang, kem chống nắng, nhằm tránh tác hại của tia UV
- Điều trị mụn cám triệt để bằng công nghệ Oxy Jet 2
Nếu bạn đang khó chịu với tình trạng mụn cám dày đặc trên da, công nghệ điều trị mụn Oxy Jet 2 của thẩm mỹ viện bác sĩ Hà Thanh chính là giải pháp tốt nhất giúp bạn loại bỏ mụn triệt để, lấy lại làn da mịn màng, tươi sáng.
Muốn loại bỏ tận gốc mụn cám, trước tiên phải tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, hút toàn bộ nhân mụn, đồng thời cân bằng lại tuyến bã nhờn. Hiểu được nguyên lý đó, công nghệ Oxy Jet 2 sử dụng ánh sáng xanh tác động sâu vào lỗ nang lông, tiêu diệt tận gốc vi khuẩn gây mụn, kích thích lưu thông máu và tăng cường dưỡng chất giúp điều tiết tuyến bã nhờn, cân bằng độ ẩm cho da. Mặt khác, Oxy Jet 2 sử dụng lực hút chân không hút toàn bộ nhân mụn dù là nhỏ nhất. Kết quả sau liệu trình điều trị, mụn cám trên da được loại sạch vĩnh viễn và không tái phát.
Sự tác động của ánh sáng laser còn kích thích cơ thể sản sinh collagen và elastin, đẩy nhanh quá trình tái tạo da. Nhờ đó mà sau quá trình điều trị mụn cám bằng Oxy Jet 2, vùng da điều trị không những sạch mụn mà còn mịn màng, tươi sáng lên trông thấy.
Hi vọng những thông tin thẩm mỹ viện bác sĩ Hà Thah cung cấp trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn mụn cám là gì, những nguyên nhân gây mụn cám. Đồng thời nắm bắt được giải pháp ngăn ngừa và điều trị mụn hiệu quả.