PS – Các chất liệu sử dụng trong nâng mũi S line

Phẫu thuật nâng mũi là một trong những phương pháp được nhiều người tìm đến với mong muốn cải thiện nhan sắc của mình nhờ vào sự thay đổi của chiếc mũi. Với bất cứ ai đã từng có ý định thực hiện hay đã từng tìm hiểu về phẫu thuật nâng mũi đều thấy được rằng chất liệu độn là một trong những yếu tố tối quan trọng để tạo nên hiệu quả thẩm mỹ của người thực hiện. Hiện nay, có 4 chất liệu chính được sử dụng trong phương pháp nâng mũi S line là: sụn sinh học định hình, sụn tự thân, sụn E Gotex, chất làm đầy Filler.

1. Chất liệu sụn sinh học định hình sử dụng trong phẫu thuật nâng mũi S line

Ưu điểm

Sụn sinh học định hình là loại chất liệu nâng mũi được sử dụng phổ biến nhất từ trước đến nay chủ yếu được dùng để nâng cao sống mũi. Loại chất liệu này có đặc điểm là dễ cắt gọt để tạo hình, có nhiều form dáng, kích cỡ khác nhau phù hợp với tất cả khuôn mặt. So với những chất liệu khác, sụn sinh học định hình có chi phí tương đối thấp và dễ dàng thay thế.

Ngoài ra, sụn sinh học định hình còn có độ bền và độ trơ cao nên hình dạng luôn luôn được giữ nguyên, không bị biến đổi theo thời gian. Đặc biệt loại chất liệu sụn sinh học định hình hai khấc tạo sự mềm mại và dáng mũi rất tự nhiên nhờ khớp nối hai khấc.

Nhược điểm

Vì có độ trơ lỳ cao nên sụn sinh học định hình có khả năng bám dính vào cơ thể thấp, sau một thời gian nâng mũi, chất liệu bị tụt gây nên tình trạng đầu mũi bị bóng đỏ, thậm chí là thủng rách đầu mũi.

Lời khuyên của chuyên gia

Sử dụng sụn sinh học có chất lượng thấp sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng sau phẫu thuật. Nếu quyết định nâng mũi bằng chất liệu sụn sinh học định hình, các chuyên gia thẩm mỹ khuyên bạn nên lựa chọn loại sụn sinh học định hình cao cấp với khớp nối hai khấc và đầu tiếp xúc với đầu mũi là sụn mềm. Như vậy sẽ hạn chế được tối đa hiện tượng căng cứng đầu mũi.

2. Nâng mũi bằng sụn tự thân

Ưu điểm

Sụn tự thân là loại chất liệu đặc biệt, được bác sĩ bóc tách từ chính cơ thể khách hàng chủ yếu là sụn từ vành tai hoặc sụn sườn. So với sụn sinh học định hình, sụn tự thân có độ mềm dẻo cao gấp 200 lần, có khả năng bám dính vào cơ thể cao giúp cho kết quả nâng mũi nhanh chóng ổn định, đẹp tự nhiên…Nâng mũi bằng sụn tự thân hạn chế tối đa tình trạng đầu mũi bị bóng đỏ, thủng rách sau phẫu thuật.

Nhược điểm

Thay vì chỉ cần một lần phẫu thuật như phương pháp nâng mũi S line bằng sụn sinh học định hình, thì phương pháp này có thêm một công đoạn khá phức tạp và mất thời gian là bóc tách sụn tự thân. Chính vì vậy, chi phí nâng mũi bằng sụn tự thân cũng cao hơn.

Một trong những lưu ý đặc biệt khi thực hiện nâng mũi bằng sụn tự thân là phải cận thận, cả dụng cụ và phòng phẫu thuật phải tuyệt đối vô trùng. Nếu không nguy cơ vùng lấy sụn sẽ bị nhiễm trùng, vết thương lâu lành, thậm chí là gây biến dạng tai.

Lời khuyên của chuyên gia

Sụn tự thân sau một thời gian nâng mũi không thể phát triển thêm sẽ dần bị teo tóp. Chính vì vậy, các chuyên gia thẩm mỹ khuyên khách hàng không nên nâng mũi hoàn toàn bằng sụn tự thân. Thay vào đó, dùng sụn sinh học định hình nâng cao sống mũi kết hợp một chút sụn tự thân bọc bảo vệ đầu mũi là giải pháp tốt nhất.

3. Nâng mũi S line bằng sụn E Gotex

Ưu điểm

Theo đánh giá của các chuyên gia thẩm mỹ, E Gotex hiện là loại chất liệu nâng mũi tối ưu nhất. Thực chất đây chính là chất liệu được sử dụng làm mạch máu nhân tạo dùng để hỗ trợ trong các phẫu thuật tim. Mỗi miếng sụn E Gotex có độ dày khoảng 8 – 10mm, trên bề mặt là hàng triệu lỗ nhỏ. Sau khi đặt chất liệu vào mũi, các mạch máu của cơ thể sẽ chui vào những lỗ nhỏ ấy và tạo thành một tổ chức bền chặt giúp giữ chất liệu ổn định. Nâng mũi bằng E Gotex khắc phục được tất cả những nhược điểm của các chất liệu nâng mũi trên.

Nhược điểm

Nâng mũi bằng E Gotex có giá thành cực cao.

Lời khuyên của chuyên gia

Nếu bạn có điều kiện về kinh tế, phẫu thuật nâng mũi bằng chất liệu E Gotex chính là giải pháp tốt nhất giúp bạn đạt được kết quả nâng mũi S line an toàn, đẹp tự nhiên.

4. Nâng mũi không phẫu thuật bằng chất liệu làm đầy Filler

Ưu điểm

Chất làm đầy Filler là những hợp chất ở dạng gel, có thành phần chủ yếu là Acid Hyaluronic – một chất tồn tại tự nhiên trong cơ thể người. Chính vì vậy nâng mũi bằng Filler là phương pháp nâng mũi an toàn, ít xảy ra biến chứng. Hơn nữa, nâng mũi bằng chất làm đầy Filler không cần phẫu thuật, bóc tách hay cắt rạch. Thời gian nâng mũi bằng Filler nhanh chóng, chỉ 5 – 10 phút.

Hiện nay, chất làm đầy Filler còn được sử dụng để độn cằm, làm đầy hốc mắt, thái dương hoặc làm đầy các vết lõm trên da.

Nhược điểm

Chất làm đầy Filler chỉ có thể tồn tại trong cơ thể với một khoảng thời gian nhất định từ 8 – 24 tháng.

Lời khuyên của chuyên gia

Vì nâng mũi bằng Filler không cần phẫu thuật lại có độ an toàn rất cao, nên với những bạn muốn sở hữu chiếc mũi nhanh chóng mà không cần phẫu thuật, thì nâng mũi bằng Filler là một sự lựa chọn tốt nhất.

Trên đây là 4 loại chất liệu nâng mũi được sử dụng phổ biến hiện nay. Để nâng mũi bằng chất liệu tốt nhất, nhằm hạn chế tối đa những rủi ro, biến chứng sau phẫu thuật, khách hàng chỉ nên đến những cơ sở thẩm mỹ uy tín đã được Sở Y tế cấp phép hoạt động.

Mọi thắc mắc cần tư vấn, xin vui lòng gọi điện đến số 0986 222 811 – 0986 222 911 hoặc đến trực tiếp các cơ sở của Thẩm mỹ viện bác sĩ Hà Thanh.

 

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *